3 Th12, 2021
Trong khuôn khổ nghiên cứu các động lực để phát triển Kinh tế – Xã hội cho Tp. Hồ Chí Minh, vào thời điểm dịch bệnh bùng phát dữ dội, Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đã thành lập một Biệt Đội phản ứng nhanh mang tên Task Force Beyond Covid-19 để cùng đồng hành với Tp. Hồ Chí Minh trong công tác phòng chống dịch ở thời điểm căng thẳng và khó khăn cũng như hỗ trợ trong giai đoạn phục hồi hậu COVID. Không chỉ riêng với Tp Hồ Chí Minh, Biệt Đội này còn cống hiến những đóng góp mang tính chiến lược cho Việt Nam.
Taskforce hành động vì mục tiêu gì?
Chúng tôi hành động vì 2 mục tiêu chính:
Taskforce – chúng tôi là ai ?
Tham gia vào Taskforce là đội ngũ hơn 80 chuyên gia hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ y tế, công nghệ thông tin, dịch tể, ngoại giao, giáo dục đến tâm lý, kinh tế, xã hội được dẫn dắt bởi TS. Nguyễn Thị Thu Hiền chuyên gia cao cấp về Sinh Y, bệnh viện vùng bắc Đan Mạch, Đan Mạch, giám đốc Task Force.
Chúng tôi hoạt động chủ yếu trên 8 mảng lĩnh vực
- Mảng Y tế được dẫn dắt bởi GS.TS.BS Đinh Xuân Anh Tuấn, Bệnh viện Cochin, Paris, Pháp & Thành viên Taskforce Hội chứng Covid mãn tính của Liên minh Châu Âu)
- Mảng Đối ngoại được dẫn dắt bởi GS.TS. Joseph Văn Võ, Đại học California State, Sacramento, Mỹ)
- Mảng Funding được dẫn dắt bởi TS. Đinh Thanh Hương (BNP Paribas, Pháp)
- Mảng Truyền thông được dẫn dắt bởi Th.S Trần Tuệ Tri (Unilever, Singapore)
- Mảng Phân tích định lượng được dẫn dắt bởi TS. Lê Quý Vang (Tư vấn đặc biệt về khoa học số liệu và trí tuệ nhân tạo, Đại học Aalborg, Đan Mạch & Thành viên ban phòng chống COVID-19 Đan Mạch)
- Mảng Công nghệ được dẫn dắt bởi TS. Nguyễn Đình Quý, Giám đốc phát triển và kỹ sư cao cấp, Mitsubishi Electric & MIT, Boston, Mỹ, và TS. Lưu Vĩnh Toàn, Chuyên gia công nghệ, Move Digital AG, Zurich, Thuỵ Sỹ
- Mảng Kinh tế Xã hội được dẫn dắt bởi TS. Phùng Hương Giang (ISC Paris Business School, Pháp)
- Mảng Webnar được dẫn dắt bởi TS. Nguyễn Thu Trà (CNAM, Pháp)
Việc kết hợp các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp công tác phòng chống dịch của Việt Nam được toàn diện và hiệu quả về lâu về dài. Đội ngũ các chuyên gia trong Task Force của chúng tôi là những người gốc Việt có kinh nghiệm tham gia vào các công tác phòng chống dịch ở 15 quốc gia khác nhau trên thế giới.

Hình 1. Tổng thể về đội ngũ của Taskforce
Chúng tôi đã làm được gì?
Trong hơn 6 tháng, sau khi thành lập với sự đóng góp, làm việc không ngừng nghỉ của các thành viên trong Task Force đến từ hơn 15 quốc gia, nhóm đã đóng góp vào công cuộc chống dịch với thành phố HCM và các tỉnh thành, chính phủ tại Việt Nam như sau:

Hình 2.1

Hình 2.2. Các thành tựu nổi bật của TaskForce trong suốt 5 tháng hoạt động
01. Tham gia hỗ trợ tiếp cận và thúc đẩy hợp tác về nguồn vắc xin với nhiều quốc gia và tổ chức:
Chúng tôi đã huy động được nhiều nguồn hỗ trợ thiết bị y tế từ nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh…với tổng giá trị lên tới hơn 30 triệu USD.
- 6500 giường bệnh, 6 triệu trang thiết bị bảo hộ y tế với tổng trị giá gần 30 triệu USD
- Trang thiết bị y tế từ tổ chức phi lợi nhuận R&M: 500.000 USD
- 54 máy thở với tổng giá trị 66000 USD
Nổi bật nhất là khi chúng tôi đã vận chuyển được hai chuyến hàng về Việt Nam + 54 máy thở. Phần lớn các nguồn tài trợ này vẫn đang tìm phương án vận chuyển về Việt Nam
Trong thời gian tới Taskforce vẫn tiếp tục thu thập các nguồn máy thở từ Pháp hỗ trợ cho Việt Nam. Chúng tôi hy vọng các nguồn viện trợ các trang thiết bị y tế cần thiết này sẽ đóng góp được cho công cuộc chống dịch tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại và cho cả tương lai khi sự bùng phát trở lại của dịch bệnh vẫn còn bỏ ngỏ.
Bên cạnh đó, về nguồn vắc xin, Taskforce đã tích cực tham gia và kết hợp với Bộ Ngoại Giao để thúc đẩy việc thương lượng các nguồn vắc xin từ Mỹ, Pháp, Hungary…; đặc biệt là với nguồn quỹ vắc xin Covax
02. Gửi các báo cáo, tư vấn cho chính phủ, tỉnh thành và cơ quan ban ngành trong việc phòng chống Covid19:
Từ khi dự án phát triển vào những ngày 24 tháng 6 năm 2021, nhóm Taskforce chúng tôi đã gửi tổng cộng 24 báo cáo chuyên sâu liên quan đến Y tế, công nghệ, kinh tế-xã hội. Nội dung các báo cáo hướng đến các công tác phòng chống dịch bệnh Covid tại địa phương, các phương pháp cách ly và điều trị.
03. Tổ chức các trao đổi trực tuyến – Webinar:
Chuỗi Webinar Taskforce Covid-19 được ra đời với nhiệm vụ truyền tải những thông tin ngắn gọn và dễ hiểu nhất đến mọi đối tượng người xem.
Đến thời điểm hiện tại, AVSE đã cho lên sóng 14 số Webinar. Trong đó có các Webinar hướng đến các chủ đề dành cho mọi người và những Webinar chuyên môn khác dành riêng cho các y bác sĩ, các nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu.
Các Webinar phát trực tuyến rộng rãi trên hiều nền tảng truyền thông phổ biến đã nhận được sự đón nhận rất nhiệt tình từ khán giả với lượt xem trực tuyến lên đến hơn 10000 người xem.

Hình 3. Một số phát sóng trực tiếp của Webinar
04. Chương trình “Nối Vòng Tay Lớn”
Đêm nhạc “Nối Vòng Tay Lớn” đặc biệt do Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global) và Quỹ Trịnh Công Sơn phối hợp tổ chức vào ngày 26/10 vừa qua. Chương trình được tổ chức theo hình thức đêm nhạc trực tuyến và tuân thủ mọi nguyên tắc phòng chống Covid-19. “Nối Vòng Tay Lớn” không chỉ là một đêm nhạc, mà còn là sức mạnh cổ vũ tinh thần cho toàn thể cán bộ đang ngày đêm chống dịch, là sự ủng hộ mạnh mẽ đến với những F0 và người thân đang cách ly điều trị tại nhà.

Hình 4. Poster chương trình “Nối Vòng Tay Lớn”
Đêm nhạc có sự tham dự của rất nhiều ca sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước như: NSND Tạ Minh Tâm, NSND Thanh Ngân, NS ưu tú Thanh Lam, NS ưu tú Vân Khánh, NS ưu tú Lê Tứ, Cẩm Vân – Khắc Triệu, Hồng Nhung, Tùng Dương, Kyo York và nhiều nghệ sĩ tên tuổi của các Nhà hát tại Thành phố Hồ Chí Minh như: Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông sen; Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang; Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV1, VTV1 và tiếp sóng trên đài truyền hình Vĩnh Long, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… cùng các nền tảng như VieON, FPT Play, Radio VOH, Galaxy Play, TikTok, POPS, VTVgo, Vnexpress, VOVTV…
Đêm nhạc đã diễn ra vô cùng thành công khi kêu gọi được số tiền đóng góp lên đến 103 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được sử dụng để vận chuyển các trang thiết bị và tìm kiếm nguồn vắc xin cho Việt Nam.
Đặc biệt hơn là việc hình thành nên quỹ “Joining Hand”. Đây là nguồn quỹ sẽ giúp bà con, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn trong đợt dịch này. Quỹ hiện tại đã thu hút sự đóng góp của rất nhiều nhà hảo tâm trong cả nước và trên toàn thế giới.

Hình 5. Hình trong chương trình “Nối vòng tay lớn”
05. Thành lập trang web theo dõi tình hình lẫy nhiễm Covid-19 tại Việt Nam
Các thành viên tham gia vào dự án Task Force Covid lần này đã cho thành lập trang web riêng giúp các bác sĩ, nhà nghiên cứu cho thể theo dõi tình hình lây nhiễm Covid-19 Việt Nam nhanh chóng, chính xác và khách quan nhất.

Hình 6. Bản đổ dự báo ca nhiễm
06. Hợp tác trong các dự án tư vấn công nghệ
Team Công nghệ của Task Force đã có những hợp tác tích cực với nhiều app ứng dụng CN tại VN như BVAK, Corona Pas, giuptoi, vv, để có những giải pháp tốt nhất cho phát triển công nghệ của VN trong bối cảnh hiện tại.
Sống và biết ơn. Chúng tôi những người con dân nước Việt từ bốn phương trời, dù già hay trẻ đều đồng lòng hướng về đất Mẹ. Làm việc không quản ngày đêm, và với chỉ một tâm nguyện duy nhất cùng chung tay đem lại sự bình an cho quê nhà thân yêu. Nhóm Taskforce của AVSE Global hy vọng những đóng góp của mình có thể giúp sức một phần nào vào công tác phòng chống Covid-19 cho thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Và rất vui mừng, trong chuyến thăm Anh-Pháp vừa qua của thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, AVSE Global đã được nhận bằng khen của Thủ tướng cho các công việc chung tay chống dịch covid tại Việt Nam.

Hình 7. Bằng khen của Thủ tướng chính phủ trao tặng AVSE Global trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19
Những định hướng tiếp theo
Đại dịch Covid-19 vẫn sẽ còn kéo dài khi làn sóng thứ 5 với biến chủng omicron đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới. Nhiều quốc gia cũng đã bắt đầu dần quen với khẩu hiệu “sống chung với dịch”, vì vậy với việc chuẩn bị một hành trang đầy đủ và vững chắc về mọi mặt, y tế, kinh tế và xã hội, chúng ta hy vọng Việt Nam sẽ vượt qua đại dịch bình yên. Taskforce sẽ tiếp tục đồng hành cùng với quê hương trong thời gian tới, đến khi cuộc sống có thể tái bình thường mới đúng nghĩa.
Trong giai đoạn tiếp theo Task Force muốn tập trung vào các kế hoạch dài hơi với các chiến lược tổng thể để việc đi đường dài và hỗ trợ cho công cuộc chống dịch tại Việt Nam đạt hiệu quả tốt hơn. Một trong những kế hoạch chúng tôi đã triển khai giống như việc tham gia vào tổ chức Hội nghị “Một Việt Nam toàn cầu” (One Global Vietnam), trong 2 ngày 4 và 5/11, tại thủ đô Paris của Pháp vừa qua.
Thông qua Hội nghị “Một Việt Nam toàn cầu” Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) nói chung, cũng như Task Force covid nói riêng, mong muốn góp một phần sức lực để chung xây tay xây dựng một Việt Nam kết nối toàn cầu, không bị giới hạn về địa lý, một Việt Nam vững mạnh trong thế giới phẳng, nơi người Việt Nam ở bất cứ đâu cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

