ob_start() Doanh nghiệp xã hội: Đừng nản lòng trên hành trình hậu Covid-19 – AVSE Global
Doanh nghiệp xã hội: Đừng nản lòng trên hành trình hậu Covid-19

25 Th7, 2021

|

(TBKTSG Online) – Hiện Việt Nam có đến 50% các doanh nghiệp xã hội có nguy cơ bị phá sản vì đại dịch Covid-19. Những doanh nghiệp này sẽ xoay sở ra sao trong điều kiện nhiều khó khăn của thời kỳ hậu đại dịch.

Năm 2015, tôi tham gia vào chương trình hợp tác của 6 trường đại học lớn của Nhật Bản với 6 trường đại học lớn của Vương quốc Anh để tìm ra hướng đi mới cho các nước với dân số đang già đi nhanh chóng như Nhật Bản và vương quốc Anh.

Trong chương trình đó chúng tôi đã đưa các bạn Nhật Bản đến thăm doanh nghiệp xã hội (DNXH) chuyên cung cấp dịch vụ xe buýt ở Luân Đôn. Doanh nghiệp này thu phí xe buýt của hành khách đi lại trong Luân Đôn. Sau khi trả lương cho nhân viên và các chi phí khác, họ dùng lợi nhuận để mua xe điện cho người tàn tật hay chở người già cô đơn đi ra ngoài, và cung cấp xe buýt miễn phí cho những vùng hẻo lánh. Sau chuyến đi đó, một giáo sư của Đại họ Osaka thốt lên: Nhật Bản cần mở rộng mô hình DNXH!

Doanh nghiệp xã hội được hiểu là các doanh nghiệp kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Các doanh nghiệp này tạo ra thu nhập như các doanh nghiệp bình thường, nhưng sau đó đầu tư lợi nhuận của họ vào các mục tiêu xã hội.

DNXH tạo ra công ăn việc làm, thu hẹp bất bình đẳng, minh bạch trong hoạt động, huy động được các kỹ năng doanh nghiệp của khu vực tư nhân và các giá trị của dịch vụ công.

Tại Việt Nam cũng năm 2015, DNXH được công nhận chính thức trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam, mở đường cho một mô hình doanh nghiệp phục vụ cộng đồng. Theo đó các doanh nghiệp sẽ tái đầu tư ít nhất 51% lợi nhuận thu được để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

Năm 2015 cũng là năm Liên hợp quốc đề xuất 17 mục tiêu phát triển. Một năm sau, 2016, Việt Nam tuyên bố trở thành “Quốc gia khởi nghiệp”, với các chính sách như hạ thuế, khuyến khích các ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn.

Theo báo cáo của Hội đồng Anh – tổ chức quốc tế có nhiều đóng góp trong việc phát triển DNXH tại Việt Nam và các nước đang phát triển thông qua các chương trình liên kết với các trường đại học – tính tới tháng 4 năm ngoái, Việt Nam có hơn 19.000 DNXH. Con số này được đánh giá là khá khiêm tốn với sự phát triển của Việt Nam.

Tuy nhiên, chúng ta có quyền lạc quan về sự phát triển của DNXH ở Việt Nam vì các doanh nghiệp này rất đa dạng, năng động. Ngoài ra, họ còn được phép nhận các nguồn tài trợ phi chính chủ từ nước ngoài cho các mục tiêu môi trường và xã hội, trong khi đó sẽ không phải đóng thuế doanh nghiệp.

​Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển mạnh mẽ bậc nhất Đông Nam Á trong hai thập kỷ qua. Nền kinh tế phát triển cùng với tốc độ tăng dân số. Dân số nước ta là 97.34 triệu người vào đầu năm 2020. Quốc gia với dân số trẻ giờ là lợi thế, nhưng nếu không tận dụng lợi thế này sớm thì chỉ hai thập kỷ nữa sẽ là gánh nặng.

Cùng với đó là các thách thức về xã hội như đói nghèo, bất bình đẳng trong tiếp cận y tế và giáo dục, vấn đề ô nhiễm ngày càng trầm trọng với những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng tiêu cực, nhất là đối với ĐBSCL. Và bây giờ Việt Nam chịu thêm tác động của Covid-19.

Những vấn đề trên sẽ không giải quyết được nhiều khi ngân sách nhà nước đang dồn lực phòng chống đại dịch, và cũng vô cùng khó khăn trong lĩnh vực kinh tế tư nhân khi một số doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, phớt lờ các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ cộng đồng.

DNXH là một trong những hướng đi mới hướng tới các mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc gần hơn. ​Theo báo cáo của Hội đồng Anh, tại Việt Nam, số DNXH trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất với 35%, gấp gần 4 lần số DNXH trong lĩnh vực dịch vụ du lịch (9%) và giáo dục (9%), và gấp 5 lần số DNXH trong lĩnh vực môi trường (7%). Đây là bốn ngành phát triển nhất trong danh mục DNXH của Việt Nam tính đến năm 2019. Tỉ lệ trên cho thấy DNXH ở Việt Nam đang đi đúng hướng để ứng phó với hậu Covid-19.

Thứ nhất, các DNXH về mảng nông nghiệp là vô cùng quan trọng. Trong mọi cuộc khủng hoảng, khủng hoảng lương thực là đáng sợ nhất. Việt Nam là quốc gia đông dân số nên nhu cầu lương thực luôn lớn, đặc biệt là ĐBSCL đang bị đe dọa bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Việt Nam cần phát triển các DNXH trong lĩnh vực này để thay đổi công nghệ canh tác thân thiện với môi trường, sản xuất nông phẩm sạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước châu Âu, khi mà các món ăn Việt Nam giờ đây đã nổi tiếng khắp thế giới.

Thứ hai, giáo dục hậu Covid-19 sẽ nhiều khả năng không quay về phương thức như trước đại dịch, nhất là giáo dục đại học. Các trường nhiều khả năng sẽ đi theo hướng dạy tích hợp, vừa tại lớp học, vừa trên mạng. Điều này mở ra cơ hội học cho nhiều người hơn, nhất là những người vừa học vừa làm.

DNXH trong lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ phát triển các công nghệ giáo dục mới giúp cho việc học trở nên dễ dàng hơn, cho dù người học đang ở đâu. Mạng lưới DNXH giáo dục đủ lớn mạnh sẽ tạo ra các trung tâm kiến tạo tri thức cho Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Nếu có chiến lược đúng đắn, Việt Nam sẽ cung cấp nguồn nhân lực có tri thức cao trong khu vực vì bản tính ham học hỏi, linh hoạt và thích ứng cao của người Việt trẻ tuổi.

Thứ ba, du lịch là mảng nhiều tiềm năng vì hình thức phong phú, văn hóa và ẩm thực Việt Nam đa dạng, con người hiếu khách. Tuy nhiên khu vực này sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn trong thời kỳ hậu Covid-19. Các DNXH trong lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự đổi thay trong cách làm dịch vụ du lịch bền vững để thu hút khách du lịch coi Việt Nam là điểm nghỉ dưỡng thường xuyên.

Thứ tư, các DNXH trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam có tiềm năng phát triển vượt trội, thậm chí trên cả giáo dục và du lịch bởi các vấn đề về môi trường ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Lĩnh vực này có thể đón nhận nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ vào Việt Nam.

DNXH trong các lĩnh vực khác hiện tại khá khiêm tốn so với các lĩnh vực kể trên. Tuy nhiên, các ngành sáng tạo như thiết kế, đồ họa cũng sẽ phát triển trong tương lai gần khi giáo dục thay đổi đưa nhiều phương pháp giảng dạy sáng tạo vào nhà trường, khơi gợi nhiều trí tưởng tượng của học sinh hơn trước, cùng với lượng du học sinh từ các nước phát triển trở về.

​Có thể nói, DNXH tại Việt Nam mới trên chặng đường 5 năm đầu tiên nhưng hứa hẹn sẽ làm đổi thay xã hội theo chiều hướng tích cực hậu Covid -19. Covid-19 có thể gây ra guy cơ phá sản của 50% doanh nghiệp đang hoạt động do sự ngưng trệ của dịch bệnh. Nếu doanh nghiệp của các bạn có rơi vào tình cảnh đó, đừng nản chí, hãy thay đổi cách bạn nhìn về cuộc sống. Mục đích của bạn là gì? Bạn theo cuộc chơi hữu hạn hay vô hạn?

Theo như Sinek, tác giả của cuốn sách “Cuộc chơi vô hạn” (The Infinite Game) thì cuộc chơi hữu hạn sẽ có kẻ thắng và người thua. Đấy là cách chúng ta đang dùng để cố thu lợi cho bản thân mà tàn phá thế giới.

Trong cuộc chơi vô hạn sẽ không có kẻ thắng, người thua, chỉ có đằng sau và phía trước. Trong cuộc chơi này bạn sẽ sáng tạo hơn, tử tế hơn, đạo đức hơn, sẵn sàng thích ứng hơn cho mọi sự đổi thay. Với tôi đấy chính là tinh thần của DNXH.

Theo thesaigontimes

tags

Tác giả

Bùi Thị Minh Hồng

Đại học Bath, Vương quốc Anh; Giám đốc mạng lưới giáo dục Edunet, Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global)

0 Bình luận
Xem thêm bình luận
Bài viết nổi bật
How is financial contagion during the COVID-19 pandemic?
Thương hiệu quốc gia: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt
Thương hiệu quốc gia ở những đất nước phát triển thường được đầu tư có chiến lược và khi đã lớn mạnh, chính thương hiệu quốc gia này phản chiếu, làm nổi bật ngược lại cho chính quốc gia mình. Kinh tế, xã hội, uy tín và vị thế Việt Nam ngày càng cao Tại […]
CEO Công ty Gỗ Minh Long: 4 bài học kinh nghiệm đưa doanh nghiệp SME phát triển bền vững
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là nhóm chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi các tác động của đại dịch Covid-19. Vậy có những bài học nào cần được rút ra? Phát biểu tại Hội nghị “One Global Vietnam” được tổ chức bởi AVSE Global tại Paris, ông Nguyễn Minh Cương – CEO Công […]
Chủ tịch AVSE Global: Phát triển bền vững là một con đường rất dài và khó khăn
(KTSG Online) – Hội nghị “One Global Vietnam” vừa khép lại hai ngày làm việc với sự tham gia của hơn 30 diễn giả và 100 chuyên gia, nhà khoa học đến từ 15 nước trên thế giới. Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khắp […]
Duy trì và phát triển nguồn lực để thắng cuộc chiến dài
(KTSG) – Chống dịch sẽ là cuộc chiến dài. Thế giới kỳ vọng có thể kiểm soát được đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2021 khi có những thành tựu đáng kể về nghiên cứu và sản xuất vaccin. Tuy nhiên, năm tháng trước khi năm 2021 khép lại thì tín hiệu cho thấy thế […]
Xem thêm
Bài viết liên quan
Nâng tầm thương hiệu Việt, tạo bệ phóng cho doanh nghiệp
Sau hơn 2 năm dịch COVID-19, doanh nghiệp (DN) đang trong giai đoạn phục hồi, nỗ lực vượt qua khó khăn để vững vàng trên hành trình hội nhập quốc tế khẳng định thương hiệu Việt. Đến nay, nhiều thương hiệu Việt được xây dựng và phát triển trên nền tảng chất lượng, tiêu chuẩn […]
“Việt Nam không thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nếu chỉ dựa vào FDI”
Chiều 5/6, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng” đã chính thức khai mạc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự diễn đàn. Việt Nam cơ bản là nền kinh […]
Nâng cao tính tự cường của nền kinh tế
Nâng cao tính tự cường của nền kinh tế, cải thiện hiệu quả thu chi ngân sách là những giải pháp trọng điểm hiện nay. Ngay trước phiên chất vấn của kỳ họp Quốc hội thứ 3, khoá XV, GS. Nguyễn Đức Khương, Giám đốc Nguồn lực và Nghiên cứu, Trường Kinh doanh IPAG (Pháp), […]
GS.TS Nguyễn Đức Khương: Yếu tố then chốt để mở cửa là các con số dịch tễ
GS Nguyễn Đức Khương cho rằng việc đặt ra một mốc thời gian cụ thể để mở cửa kinh tế xã hội là rất tốt nhằm tập trung mọi nỗ lực cho kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm, cần xem xét các chỉ số y tế và diễn biến thực tế […]
Đưa Việt Nam trở thành điểm đến đổi mới sáng tạo toàn cầu
VTV.vn – Một nguồn nhân lực công nghệ đông đảo, kỹ năng cao, thái độ tích cực và được thừa nhận trên thị trường thế giới là động lực cho đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Với mong muốn góp một phần công sức của mình, kết nối nguồn lực Việt trên khắp thế […]
Xem thêm